logo-tapnews
tiếng nói người Việt toàn cầu

Hoa Kỳ: Đơn xin thế chấp mua nhà tăng so với cùng kỳ, báo hiệu điều gì?

Ngày đăng: 27/3/2025

(TAP) – Sau cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) vào tuần trước, ghi nhận lãi suất thế chấp vẫn không đổi. Tuy nhiên, dữ liệu gần đây từ thị trường cho thấy, nhu cầu thực tế có thể đang dần quay trở lại, khi các đơn xin thế chấp mua nhà tăng 1% trong tuần, đồng thời cao hơn 7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Như TAP News từng thông tin, trước đó vào ngày 19/3, Ủy ban Thị trường mở Liên bang (Federal Open Market Committee, viết tắt: FOMC) – cơ quan hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang (Federal Reserve System, viết tắt: Fed) quyết định duy trì lãi suất ở mức 4,25% - 4,5%. Fed nhấn mạnh nền kinh tế quốc gia vẫn đang ổn định, nhưng lạm phát cao gây khó khăn cho chính sách tiền tệ. Ngân hàng Trung ương vẫn đặt mục tiêu cân bằng giữa tăng trưởng việc làm và kiểm soát lạm phát ở mức 2%, đồng thời dự báo sẽ giảm lãi suất 02 lần trong năm nay. Ngoài ra, Fed cũng điều chỉnh tốc độ thu hẹp bảng cân đối kế toán, giảm mức trần mua lại chứng khoán Kho bạc.

Mặc dù lãi suất thế chấp hầu như không thay đổi, dữ liệu khảo sát từ NBC News cho thấy, người mua nhà có thể đang dần quay trở lại thị trường bất động sản bất chấp những trở ngại. Tuy nhiên, theo công bố bởi Hiệp hội Ngân hàng Thế chấp (Mortgage Bankers Association), nhu cầu tái cấp vốn vẫn ở mức yếu khiến tổng khối lượng đơn xin vay giảm 2% vào tuần trước so tuần trước đó nữa. Đơn xin tái cấp vốn vay mua nhà cũng giảm 5% so với tuần trước, xuống mức thấp nhất trong một tháng. Tín hiệu tích cực là lãi suất hợp đồng trung bình cho các khoản thế chấp cố định trong 30 năm, với số dư khoản vay phù hợp (806.500 USD trở xuống) đã giảm từ 6,72% xuống còn 6,71% - tương đương từ 0,64 xuống 0,60 điểm.

Hoa Kỳ: Đơn xin thế chấp mua nhà tăng so với cùng kỳ, báo hiệu điều gì?

Đơn xin thế chấp mua nhà tăng so với cùng kỳ, báo hiệu người mua nhà đang dần quay trở lại thị trường bất động sản bất chấp những trở ngại (Nguồn: X “Department of Housing and Urban Development @HUDgov”)

NBC News dẫn lời nhà kinh tế Thạc sĩ quản trị kinh doanh (Master of Business Administration, viết tắt: MBA) – ông Joel Kan nhận định, thị trường có xu hướng tập trung vào những thay đổi tiềm tàng trong chính sách thương mại, bất chấp việc Fed giữ nguyên lãi suất quỹ ở mức hiện tại. Ghi nhận những đơn xin thế chấp để mua nhà tăng 1% trong tuần, đồng thời cao hơn 7% so với cùng kỳ năm 2024. Mức tăng nhỏ này, sau nhiều tuần giảm đủ để đưa nhu cầu lên mức cao nhất trong gần 02 tháng giữa lúc tiêu dùng bị thách thức bởi các lo ngại liên quan đến chính sách áp thuế và nguy cơ gia tăng lạm phát.

Cũng theo chuyên gia Joel Kan, hoạt động mua sắm tuần trước chủ yếu được thúc đẩy bởi mức tăng 6% trong các đơn xin Cơ quan quản lý nhà ở liên bang (Federal Housing Administration, viết tắt: FHA). Sự cộng hưởng giữa chính sách nới lỏng lượng nhà ở tồn kho và lãi suất thế chấp mang đến cho phân khúc người mua tiềm năng thêm nhiều cơ hội. Bất chấp đơn xin tái cấp vốn vay mua nhà giảm 5% so với tuần trước, nó vẫn cao hơn 63% so với cùng kỳ năm 2024.

Rất ít người có thể hưởng lợi từ việc tái cấp vốn mới bởi mức lãi suất thế chấp thấp kỷ lục đã qua từ 03 năm trước. Tuy nhiên, NBC News nói rằng, những người đã mua nhà trong 02 năm qua – với mức lãi suất cao hơn, đang tận dụng lợi thế này. Lý do vì lãi suất thế chấp hiện tại thấp hơn so với lãi suất những người mua nhà trong 02 năm qua phải trả. Khi công dân mua nhà trong thời gian đó, lãi suất cao khiến số tiền trả hàng tháng lớn hơn. Hiện tại, khi lãi suất giảm, những người này có thể tái cấp vốn (refinance) với mức lãi suất thấp hơn, giúp giảm bớt chi phí trả lãi và tiết kiệm tiền.

Hoa Kỳ: Đơn xin thế chấp mua nhà tăng so với cùng kỳ, báo hiệu điều gì?

Chuyên gia nói người mua nhà từ 02 năm trước có thể được hưởng lợi từ chính sách tái cấp vốn, với mức lãi suất hiện tại (Nguồn: X “Department of Housing and Urban Development @HUDgov”)

Kane Nguyen

 

Loading comments...

Bài viết liên quan

mới nhất

Quảng cáo

Halfpage_AD_300x600px
Halfpage_AD_300x600px
Halfpage_AD_300x600px