(TAP) - Cơ quan Phát triển và Thương mại của Liên Hợp Quốc (UNCTAD) mới đây đã lên tiếng kêu gọi chính quyền Tổng thống Donald Trump miễn áp thuế quan qua lại đối với các quốc gia nghèo, thuộc nhóm khó khăn và kém phát triển. Trong báo cáo được công bố vào ngày 14/2, UNCTAD cảnh báo nếu Washington, D.C không sớm có sự điều chỉnh, những nước dễ bị tổn thương sẽ phải đối mặt với nhiều tổn thất kinh tế nghiêm trọng.
Dữ liệu này được trích dẫn từ báo cáo cập nhật thương mại toàn cầu mang tên “Thuế quan tăng cao: tác động đến các nền kinh tế nhỏ và dễ bị tổn thương” (Escalating tariffs: the impact on small and vulnerable economies) công bố bởi Cơ quan Phát triển và Thương mại của Liên Hợp Quốc (United Nations Trade and Development, viết tắt: UNCTAD). Trong đó, cơ quan chuyên môn của UN xác định có 28 quốc gia chỉ chiếm chưa tới 0,1% tổng thâm hụt thương mại với Washington, D.C. Tuy nhiên, đây lại là những nước bị Hoa Kỳ yêu cầu áp thuế quan cao hơn mức cơ bản (10%), điển hình như Lào (48%), Mauritius (40%) và Myanmar (45%). UNCTAD nhận định, những quốc gia này có nền kinh tế nhỏ, đang trong quá trình phục hồi sau thiên tai hoặc bất ổn nội bộ, được cho không có khả năng đe dọa nền kinh tế lớn nhất thế giới. Chuyên gia quan ngại, chính sách thuế mới của lãnh đạo Nhà Trắng dường như chưa cân nhắc phản ánh đúng hoàn cảnh đặc thù của một số nước đang phát triển.
Chuyên gia quốc tế quan ngại, chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump có thể ảnh hưởng đến các quốc gia nghèo, thuộc nhóm khó khăn và kém phát triển (Nguồn: United Nations Trade and Development)
Như TAP News đã thông tin, trước đó vào ngày 2/4, Nhà Trắng khiến nhiều nước bất ngờ khi công bố mức “thuế quan qua lại” (reciprocal tariffs) đối với hàng hóa nhập khẩu từ tất cả đối tác thương mại. Thời điểm đó, Tổng thống Donald Trump cáo buộc các đối thủ kinh tế của Hoa Kỳ “bóc lột” (looted) Washington, D.C thông qua những hành vi thương mại thiếu công bằng. Ông Donald Trump tuyên bố muốn tạo ra một “sân chơi bình đẳng” (a level playing field) hơn trong thương mại quốc tế. Tuy nhiên, UNCTAD lập luận rằng, các nền kinh tế nhỏ (nêu trên) không thể là nguyên nhân gây ra sự mất cân bằng thương mại hoặc đe dọa đối với Hoa Kỳ. Chẳng hạn như Malawi - Quốc gia ở Đông Phi chỉ nhập khẩu 27 triệu USD hàng hóa từ ashington, D.C trong năm ngoái, nhưng có nguy cơ đối mặt với mức thuế lên đến 18%. Chuyên gia tại UNCTAD phân tích, ngay cả khi ông Trump duy trì mức thuế cao đối với 28 nước này, ước tính 36 trong số đó cũng chỉ đóng góp dưới 1% vào tổng thu ngân sách thuế quan Hoa Kỳ. Điều này cho thấy việc áp thuế không mang lại lợi ích đáng kể về mặt tài chính cho Chính phủ, nhưng lại đặt gánh nặng lớn lên các quốc gia yếu thế.
Một trong những mục tiêu được chính quyền Trump đặt ra là đưa ngành sản xuất trở lại nước Mỹ. Tuy nhiên, cơ quan chuyên môn của UN cho rằng, phần lớn các mặt hàng nhập khẩu từ những nước sở hữu nền kinh tế nghèo là nông sản – những sản phẩm khó thay thế. Chẳng hạn, Hoa Kỳ đang nhập khẩu khoảng 150 triệu USD vani từ Madagascar (Đông Phi); gần 800 triệu USD cacao từ Bờ Biển Ngà (Tây Phi) và 200 triệu USD cacao từ Ghana (Tây Phi). Việc áp thuế với những mặt hàng này, theo UNCTAD có thể khiến người tiêu dùng Hoa Kỳ phải trả giá cao hơn. Ngoài ra, nhiều quốc gia trong danh sách 28 nền kinh tế nghèo từng là đối tượng hưởng lợi từ “Đạo luật Tăng trưởng và Cơ hội cho Châu Phi (African Growth and Opportunity Act, viết tắt: AGOA) – chính sách của Washington, D.C ra đời từ năm 2000 nhằm miễn thuế cho hàng hóa từ các nước châu Phi cận Sahara, giúp hỗ trợ phát triển kinh tế. Ghi nhận có đến 32 quốc gia đã đủ điều kiện tham gia AGOA, nhưng chính sách thuế quan mới dường như đang phá vỡ những nền tảng chương trình xây dựng suốt hai thập kỷ.
Cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc kêu gọi Hoa Kỳ miễn thuế quan qua lại cho các quốc gia kém phát triển (Nguồn: Facebook “UN Trade and Development”)
Đối với quyết định hoãn thực thi mức thuế quan qua lại trong vòng 90 ngày cũng như duy trì mức cơ bản (10%) trong khi chờ đàm phán của Nhà Trắng, UNCTAD quan ngại, mức thuế cao hơn vẫn có nguy cơ xảy ra nếu Hoa Kỳ không đạt được thỏa thuận thương mại phù hợp. Cơ quan này cho rằng, khoảng thời gian tạm hoãn cũng là cơ hội quý báu để Washington, D.C xem xét lại chính sách đối với những nền kinh tế nhỏ, dễ tổn thương – đặc biệt là những quốc gia kém phát triển nhất.Trên cơ sở đó, UNCTAD kêu gọi chính quyền ông Trump cân nhắc miễn thuế cho nhóm này.
Kane Nguyen