(TAP) – Liên quan đến tác động từ chính sách thuế qua qua lại của ông Trump đối với thị trường trong nước, chuyên gia cảnh báo người tiêu dùng ở Hoa Kỳ phải trả nhiều tiền hơn cho một số mặt hàng, bao gồm chuối, cà phê, giấy vệ sinh,…
Như TAP News từng thông tin, Hoa Kỳ đã tăng thuế nhập khẩu đối với hàng hóa từ hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, thông qua viện dẫn Đạo luật Quyền hạn Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế (International Emergency Economic Powers Act, viết tắt: IEEPA) năm 1977 để giải quyết tình trạng khẩn cấp quốc gia do thâm hụt thương mại. Mặc dù vậy, CNBC News dẫn lời Hiệp hội Thương hiệu Tiêu dùng (Consumer Brands Association, viết tắt: CBA) – nhóm thương mại trên toàn Hoa Kỳ đại diện cho các nhà sản xuất hàng tiêu dùng, bao gồm Coca -Cola, Procter & Gamble, Target,… nói một số thành phần và vật liệu quan trọng tại nên thực phẩm, đồ uống và hàng hóa người tiêu dùng Hoa Kỳ sử dụng hàng ngày vốn không có sẵn trong nước. Điều này đồng nghĩa, các mặt hàng thiết yếu trong gia đình như cà phê, giấy vệ sinh và chuối sẽ có nguy cơ bị tăng giá do tình trạng thiếu hụt.
Chuyên gia quan ngại, người tiêu dùng ở Hoa Kỳ sẽ phải trả nhiều hơn cho một số mặt hàng vốn phải nhập khẩu nguyên liệu đầu vào (Nguồn: Consumer Brands Association)
Phó chủ tịch về khả năng phục hồi chuỗi cung ứng của CBA – ông Tom Madrecki cho biết, mặc dù áp dụng “Chính sách thương mại nước Mỹ trên hết” (America First Trade Policy), Hoa Kỳ vẫn phụ thuộc vào hàng nhập khẩu đối với các nguyên liệu đầu vào cụ thể - vốn không sẵn trong nước. CBA lo ngại, nếu không ứng phó trước các tác động tiêu cực, “thuế quan qua lại” (reciprocal tariffs) chắc chắn sẽ làm tăng chi phí, hạn chế khả năng tiếp cận của người tiêu dùng đối với các sản phẩm giá cả phải chăng, vô tình gây hại cho các nhà sản xuất mang tính biểu tượng của Hoa Kỳ, điển hình như Coca -Cola, Procter & Gamble hay Target.
Cũng liên quan đến câu chuyện thuế quan, tuyên bố trên chương trình “Squawk Box” của CNBC vào sáng ngày 3/4, Bộ trưởng Bộ Thương mại (Department of Commerce, viết tắt: DOC) – ông Howard Lutnick bác bỏ ý tưởng, rằng các quốc gia có thể giành được quyền miễn trừ đối với một số mặt hàng cụ thể. Điều này tiếp tục làm leo thang căng thẳng, khiến thị trường trở nên bi quan, bao gồm các thành viên và khách hàng CBA. Hiệp hội này lập luận rằng, quyền miễn trừ đối với các thành phần và vật liệu chính là cần thiết vì khí hậu Hoa Kỳ không phù hợp để trồng một số mặt hàng cần có trong chế độ ăn uống của công dân, chẳng hạn như cà phê, cacao và trái cây nhiệt đới. Washington, D.C nhập khẩu chuối hàng đầu thế giới vào năm 2023, trong đó gần 40% trữ lượng đến đó đến từ Guatemala, nơi phải đối mặt với mức thuế 10%.
Bên cạnh đó, gia vị cũng sẽ trở nên đắt hơn đối với những người nấu ăn tại nhà và thợ làm bánh do những hạn chế về thuế quan. Điển hình như Madagascar (quốc gia Đông Phi) chiếm hơn ba phần tư (3/4) lượng vani nhập khẩu của Hoa Kỳ, vốn đã là loại gia vị đắt thứ 02 trên thế giới, phải chịu mức thuế lên đến 47%, bất chấp đây là thành phần không thể thiếu cho các loại đồ uống nổi tiếng kết hợp cùng cà phê. Ngoài ra, sự thay đổi đột ngột trong chính sách nhập khẩu được cho sẽ khó theo kịp hệ thống nông nghiệp Hoa Kỳ trong hàng thập kỷ qua. Điều này đồng nghĩa nguồn cung trong nước sẽ khó ngay lập tức đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, bao gồm đảm bảo tiêu chí về giá thành phải chăng.
Bộ trưởng Bộ Thương mại Howard Lutnick (phải) bác bỏ ý tưởng, rằng các quốc gia có thể giành được quyền miễn trừ đối với một số mặt hàng cụ thể (Nguồn: X “Howard Lutnick @howardlutnick”)
Cũng theo dự đoán từ CNBC, khi các nhà sản xuất chuyển chi phí tăng thêm cho bột gỗ, sợi tre, bơ hạt mỡ và dầu cọ,… người mua hàng trong nước có thể sẽ phải trả nhiều tiền hơn cho một số mặt hàng gia dụng như giấy vệ sinh, tã lót, kem dưỡng da và dầu gội đầu. Ghi nhận Hoa Kỳ phần lớn nhập khẩu dầu cọ từ Indonesia – quốc gia Đông Nam Á nơi phải chịu mức thuế 32%.
Long Yuan