(TAP) - Theo báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới (World Economic Outlook. Viết tắt: WEO) được Qũy tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund. Viết tắt: IMF) cập nhật vào ngày 22/4 (gờ địa phương), kinh tế toàn cầu bước vào giai đoạn “hạ cánh” mạnh hơn dự tính vì thuế quan kỷ lục của Hoa Kỳ và căng thẳng thương mại lan rộng.
Bảng tóm tắt báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới cập nhật vào ngày 22/4 của IMF
IMF cho biết kể từ sau cập nhật WEO tháng 1/2025, Hoa Kỳ liên tiếp ban hành các gói thuế quan mới, dẫn đến gần như mọi dòng hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ đều chịu thuế kể từ ngày 02/4. Việc thuế suất mà Hoa Kỳ áp dụng đã vọt lên mức cao nhất trong gần một thế kỷ, tạo cú sốc trực tiếp đối với tăng trưởng toàn cầu. Trước tình hình phức tạp, biến động nhanh, WEO tháng 4/2025 của IMF chuyển sang “kịch bản tham chiếu” cập nhật dữ liệu đến 04/4, bao gồm gói thuế ngày 02/4 và phản ứng bước đầu. Theo kịch bản này, tăng trưởng toàn cầu năm 2025 chỉ còn 2,8 % và năm 2026 đạt 3 %, thấp hơn 0,8 điểm phần trăm so với ước tính hồi tháng 1/2025 và xa dưới mức bình quân 3,7 % ở giai đoạn 2000 – 2019.
Đồ họa thông tin (infographic) trình bày “Triển vọng Kinh tế Thế giới tháng 4 năm 2025 – Dự báo tăng trưởng theo khu vực” (tốc độ tăng GDP thực, tính theo phần trăm). Nguồn: IMF
Tại khu vực Bắc Mỹ, Hoa Kỳ có mức điều chỉnh mạnh nhất với mức tăng trưởng năm 2025 dự kiến đạt 1,8 %, thấp hơn kết quả 2024 một điểm phần trăm và kém dự báo ba tháng trước 0,9 điểm. Bước sang năm 2026, nền kinh tế lớn nhất thế giới thậm chí chỉ đạt 1,7 %. Canada và Mexico - hai nước láng giềng bị ảnh hưởng bởi chính sách thuế của Washington cũng không thoát cảnh suy giảm. Đà tăng trưởng của Canada trong hai năm tới lần lượt lùi về 1,4 % năm 2025 và 1,6 % năm 2026, còn Mexico bị hạ bớt 0,3 điểm phần trăm, dừng ở 1,4 % vào năm 2026.
Bảng so sánh tốc độ tăng trưởng, lạm phát, cán cân vãng lai và thất nghiệp của từng quốc gia châu Mỹ giai đoạn 2024-2026 theo dự báo mới nhất của IMF (tháng 4 - 2025). Nguồn: IMF
Tại châu Âu, khu vực sử dụng đồng Euro được dự báo tăng 0,8 % trong năm 2025 và 1,2 % năm 2026. Đức – đầu tàu kinh tế khu vực có nguy cơ không tăng trưởng năm 2025 và sẽ phục hồi nhẹ 0,9 % năm 2026. Ngoài ra, kinh tế Anh hiện còn kỳ vọng tăng 1,1 % trong năm nay và đạt 1,4 % vào năm tiếp theo.
Bảng so sánh tốc độ tăng trưởng, lạm phát, cán cân vãng lai và thất nghiệp của từng quốc gia châu Mỹ giai đoạn 2024-2026 theo dự báo mới nhất của IMF (tháng 4 - 2025). Nguồn: IMF
Tại châu Âu, khu vực sử dụng đồng Euro được dự báo tăng 0,8 % trong năm 2025 và 1,2 % năm 2026. Đức – đầu tàu kinh tế khu vực có nguy cơ không tăng trưởng năm 2025 và sẽ phục hồi nhẹ 0,9 % năm 2026. Ngoài ra, kinh tế Anh hiện còn kỳ vọng tăng 1,1 % trong năm nay và đạt 1,4 % vào năm tiếp theo.
Bảng so sánh tốc độ tăng trưởng, lạm phát, cán cân vãng lai và thất nghiệp của từng quốc gia châu Á giai đoạn 2024-2026 theo dự báo mới nhất của IMF (tháng 4 - 2025). Nguồn:IMF
Bên cạnh việc hạ dự báo tăng trưởng, IMF hạ nhẹ tốc độ giảm lạm phát chung toàn cầu so với báo cáo tháng 1/2025, ước còn 4,3 % trong năm 2025 và 3,6 % năm 2026. Lần cập nhật này nâng mạnh dự báo lạm phát của các nền kinh tế phát triển trong khi nhích xuống đôi chút đối với nhóm thị trường mới nổi và đang phát triển vào năm 2025. Riêng Hoa Kỳ, do hàng rào thuế quan mới làm chi phí nhập khẩu leo thang và lĩnh vực dịch vụ vẫn duy trì sức nóng nên lạm phát toàn phần năm 2025 vọt lên 3 %, cao hơn kỳ báo tháng 1 đúng một điểm phần trăm. IMF cảnh báo rằng kinh tế toàn cầu đang phải hy sinh đà tăng trưởng để đối phó làn sóng bảo hộ mậu dịch và bất ổn địa chính trị leo thang. Nếu chiến tranh thương mại tiếp tục nóng lên và mức độ bất định về chính sách thương mại tăng cao, tăng trưởng cả ngắn hạn lẫn dài hạn có thể suy yếu thêm, trong khi “vùng đệm” chính sách xói mòn, khiến các nền kinh tế kém khả năng chống đỡ cú sốc mới.
Để thế giới tiến xa hơn, IMF khuyến cáo các nước cần chung tay tạo lập môi trường thương mại ổn định và dễ dự báo, đẩy nhanh tái cơ cấu nợ, đồng thời cùng xử lý các thách thức chung. Trên nền tảng đó, mỗi quốc gia phải điều chỉnh bất cân đối chính sách, cơ cấu nội tại nhằm giữ vững ổn định kinh tế. Khi mọi nỗ lực giao thoa và hội tụ, áp lực giằng co giữa tăng trưởng và lạm phát sẽ giảm bớt, “vùng đệm” chính sách dày dặn hơn, triển vọng trung hạn bừng sáng, khoảng cách mất cân đối kinh tế thế giới dần thu hẹp. Chỉ khi đó, trật tự kinh tế toàn cầu mới có thể chuyển mình bền vững, mở ra chu kỳ tăng trưởng hài hòa hơn cho mọi quốc gia.
Hoang Nam