(TAP) – Chuyên gia nói, toàn cầu hóa thúc đẩy kinh tế Hoa Kỳ, nhưng chính sách thuế quan có khả năng khiến Washington, D.C kém hấp dẫn hơn về đầu tư, làm xói mòn quyền lực mềm của nền kinh tế hàng đầu thế giới cũng như giảm dòng tài chính chảy vào.
Thị trường trong nước và quốc tế (Châu Á, Trung Đông và Châu Âu) đều đối mặt với nhiều biến động khi chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế toàn cầu, trong đó có các đối tối thương mại quan trọng với Washington, D.C. Cụ thể, Hoa Kỳ đã áp đặt mức thuế 10% lên Vương quốc Anh cũng như mức thuế 25% với Liên minh châu Âu (European Union, viết tắt: EU) khiến khu vực này xem xét các biện pháp trả đũa.
Cần biết rằng, Hoa Kỳ là nền kinh tế lớn nhất thế giới, với tổng sản phẩm quốc nội (Gross domestic product) trị giá 27 nghìn tỷ USD. Bên cạnh đó, đồng đô la (USD) còn đóng vai trò là “xương sống” của thương mại quốc tế khi được sử dụng trong khoảng 90% các giao dịch ngoại hối. Chuyên gia tại NBC News nhận định, Washington, D.C định hình toàn bộ địa hình thương mại toàn cầu, thông qua việc dẫn đầu trong định hình các tổ chức quan trọng như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund) và Ngân hàng Thế giới (World Bank). Do đó, nguy cơ trả đũa từ các đối tác thương mại được cho có thể dẫn đến nhiều kịch bản tiêu cực.
Kinh tế toàn cầu biến động mạnh sau chính sách áp thuế quan sâu rộng của Nhà Trắng (Nguồn: pexels)
Giáo sư kinh tế tại Đại học Warwick (University of Warwick) của Vương quốc Anh – ông Thiemo Fetzer nhận định, thuế quan có khả năng khiến Hoa Kỳ kém hấp dẫn hơn về đầu tư, làm xói mòn quyền lực mềm và giảm dòng tài chính chảy vào. Chuyên gia tại Đại học Warwick nói thêm, điều này nguy cơ dẫn đến tình trạng đồng USD mất giá, khiến các sản phẩm nước ngoài trở nên đắt đỏ, gia tăng thêm gánh nặng kinh tế cho người tiêu dùng ở Hoa Kỳ. Như TAP News từng thông tin, một số nhà hoạch định chính sách, bao gồm cả trong chính quyền Tổng thống cho rằng đây chỉ là chiến lược đàm phán cứng rắn, tức có thể thay đổi bất chấp những lo ngại về tác động tức thời.
Điều này đồng nghĩa các quốc gia cần nhanh chóng đưa ra quyết định, bởi trong bài đăng trên “X” (@EricTrump) vào thời điểm mức thuế quan sâu rộng được công bố con trai Tổng thống – doanh nhân Eric Trump từng tuyên bố, người đầu tiên đàm phán sẽ thắng, trong khi trường hợp cuối cùng chắc chắn thất bại. Mặc dù vậy, trong một bài đăng trên mạng xã hội Truth Social (@realDonaldTrump) vào cuối tuần (4/4), chính ông Donald Trump đã dập tắt hy vọng khi thay đổi quan điểm cho biết, chính sách sẽ “không bao giờ thay đổi” (never change). Trong cuộc phỏng vấn với các phóng viên vào ngày 6/4, lãnh đạo Nhà Trắng tuyên bố, Hoa Kỳ cần “uống thuốc” (take medicine) để khắc phục những gì bị xem là mất cân bằng thương mại.
Một số nhà phân tích tài chính khác dường như tin rằng, ông Donald Trump nhiều khả năng đang áp dụng lại một kế hoạch từ những năm 1930, khi Quốc hội thông qua “Đạo luật Thuế quan Smoot-Hawley” (Smoot-Hawley Tariff Act) nhằm tăng doanh thu và ngăn chặn cuộc Đại suy thoái (Great Depression). Phó giáo sư tại Trường Kinh tế London (London School of Economics) – ông Aurélien Saussay cho biết, các chuyên gia cần quay ngược lại lịch sử, đến những năm 1900 để tìm tiền lệ cho động thái của lãnh đạo Nhà Trắng.
Doanh nhân Eric Trump nói rằng, các đối tác thương mại với Hoa Kỳ cần nhanh chóng đưa ra thỏa thuận đàm phán thuế quan (Nguồn: X “@EricTrump”)
Kane Nguyen