logo-tapnews
tiếng nói người Việt toàn cầu

Trung Quốc giục Hoa Kỳ “sửa sai” thuế quan, kêu gọi đối thoại bình đẳng

Ngày đăng: 16/4/2025

(TAP) - Trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung tiếp tục diễn biến phức tạp, Bộ Thương mại Trung Quốc đã lên tiếng thúc giục chính quyền Tổng thống Donald Trump đối thoại, đồng thời tiến hành “sửa sai” bằng cách chấm dứt thuế quan qua lại giữa hai nền kinh tế.

Tuyên bố trên được đăng tải trực tuyến bởi Bộ Thương mại Trung Quốc (Ministry of Commerce of the People's Republic of China, viết tắt: MOFCOM_China) do truyền thông Hoa Kỳ (CNBC News) trích dẫn. Theo đó, phía Bắc Kinh cho rằng, việc Washington, D.C chỉ miễn thuế đối với một số sản phẩm công nghệ là một “bước tiến nhỏ” (small step), chưa đủ để giải quyết những căng thẳng hiện tại. Chính quyền đất nước tỷ dân kêu gọi ông Donald Trump lắng nghe những “tiếng nói hợp lý” (completely abolish) từ cộng đồng quốc tế và các nhóm lợi ích trong nước. MOFCOM_China nhấn mạnh, Hoa Kỳ cần thực hiện các bước đi mạnh mẽ hơn để “sửa chữa” (correcting) những “sai lầm” (mistakes) trong chính sách thuế quan, bao gồm việc xóa bỏ hoàn toàn mức thuế trả đũa lên tới 145% đang áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước này.

Trung Quốc giục Hoa Kỳ “sửa sai” thuế quan, kêu gọi đối thoại bình đẳng

Bộ Thương mại Trung Quốc kêu gọi Tổng thống Donald Trump xóa bỏ hoàn toàn mức thuế trả đũa lên tới 145% đang áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước này (Nguồn: Facebook “中华人民共和国商务部 MOFCOM”)

MOFCOM_China cho biết đang tiến hành đánh giá tác động cụ thể đối với đợt miễn thuế mới được chính quyền Trump công bố gần đây liên quan đến điện thoại, máy tính, thiết bị điện tử và linh kiện. Phía Bắc Kinh cho rằng, động thái “xuống nước” của ông Donald Trump được cho có thể mở đường cho cuộc gặp trực tiếp giữa lãnh đạo Nhà Trắng và Chủ tịch Trung Quốc – ông Tập Cận Bình. Tuy nhiên, CNBC News nói rằng, Washington, D.C vẫn còn khá im lặng khi chưa đưa ra bất kỳ bình luận hoặc phản ứng chính thức nào trước yêu cầu của đất nước tỷ dân. Phát biểu tại chương trình “Face the Nation” của CBS News vào ngày 13/4, Đại sứ Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (United States Trade Representative) - ông Jamieson Greer cho biết hiện chưa có kế hoạch nào cho một cuộc gặp song phương, song khẳng định vấn đề này nằm ở cấp độ lãnh đạo.

Về phía truyền thông Trung Quốc, tờ Beijing Daily – cơ quan ngôn luận chính thức của nước này nhận định rằng, động thái miễn thuế sản phẩm công nghệ thể hiện sự “thoái lui” (retreat) của chính phủ Hoa Kỳ trong chính sách thương mại. Trên nền tảng mạng xã hội Weibo, hashtag “Chính quyền Trump lại rút lui” (Trump administration retreats again) đang đứng vị trí thứ 02 trong danh sách từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất, phản ánh sự quan tâm sâu sắc của dư luận Bắc Kinh đối với tình hình quan hệ thương mại giữa hai quốc gia. Như TAP News từng thông tin, vào tối ngày 11/3, Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới (Customs and Border Protection) cho biết, ông Trump đã miễn thuế một số thiết bị và linh kiện công nghệ được sử dụng phổ biến như điện thoại thông minh, máy tính cá nhân, chất bán dẫn, pin mặt trời và ổ đĩa flash. Thời điểm đó, truyền thông Hoa Kỳ nhận định, đây là thắng lợi lớn đối với các tập đoàn công nghệ như Apple Inc – công ty có dây chuyền sản xuất quy mô lớn tại đất nước tỷ dân.

Tuy nhiên, giới phân tích vẫn cảnh báo rằng, tác động dài hạn từ các chính sách thuế quan, đặc biệt là đối với doanh nghiệp nhỏ và nền kinh tế Hoa Kỳ nói chung vẫn có thể gây ra những hậu quả khó khắc phục. Nguyên nhân vì dù đã có miễn trừ cho một số sản phẩm, mức thuế 20% vẫn đang được áp dụng đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, cho thấy chưa có sự thay đổi đáng kể về mặt chính sách, CNBC News nhận định.

Trung Quốc giục Hoa Kỳ “sửa sai” thuế quan, kêu gọi đối thoại bình đẳng

Truyền thông Hoa Kỳ nói rằng, việc ông Trump miễn thuế một số thiết bị công nghệ là thắng lợi lớn đối với các tập đoàn công nghệ như Apple (Nguồn: apple.com)

Kane Nguyen

Loading comments...

Bài viết liên quan

mới nhất

Quảng cáo

Halfpage_AD_300x600px
Halfpage_AD_300x600px
Halfpage_AD_300x600px